Sáng ngày 14/12/2021, trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM) và cơ quan thường trực Tạp chí Cộng sản tại miền Nam đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề: “Kinh tế số và đô thị sáng tạo”. Tọa đàm được diễn ra dưới hình thức trực tiếp tại cơ sở Quận 7 của UFM và trực tuyến trên nền tảng MS Teams.
Tham dự và chủ trì tọa đàm có sự hiện diện của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà, Phó bí thư Đảng ủy, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng Sản (kết nối trực tuyến); TS. Phùng Ngọc Bảo, Vụ trưởng,Trưởng Cơ quan thường trực phía Nam, Tạp chí Cộng sản; PGS.TS. Phạm Tiến Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Tài Chính – Marketing.
Tham dự chương trình còn có sự hiện diện của bà Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh; ông Trần Thế Lưu, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ, Nguyên trưởng Ban nội chính Tp. Hồ Chí Minh; PGS.TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội trí thức nữ TP.HCM, nguyên Giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM; PGS.TS Nguyễn Văn Y, Phó Giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM; PGS.TS Vũ Tuấn Hưng, Phó Viện trưởng phụ trách Viện khoa học xã hội vùng Đông Nam Bộ; PGS.TS Phước Minh Hiệp, nguyên Vụ trưởng, nguyên trưởng cơ quan Tạp chí Cộng sản Miền Nam và hơn 50 nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, quý Thầy Cô là trưởng các đơn vị, giảng viên của trường Đại học Tài Chính – Marketing tham dự trực tiếp và trực tuyến.
Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Cơ sở Quận 7 của UFM và trực tuyến qua hệ thống MS Teams để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19
PGS.TS Phạm Tiến Đạt, Hiệu trưởng UFM phát biểu Khai mạc tọa đàm
Tọa đàm đã lắng nghe 3 bài báo cáo tham luận của PGS.TS. Trần Mai Ước, trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM; TS. Nguyễn Văn Vẹn, trường Đại học Tài chính – Marketing và PGS.TS Đinh Kiệm. Ngoài ra, các đại biểu tham gia tọa đàm đã thảo luận sôi nổi về chủ đề Kinh tế số và đô thị sáng tạo, để làm rõ các vấn đề nóng như cần mạnh dạn thí điểm mô hình kinh doanh sáng tạo; dám chấp nhận thông thương hải quan Phú Quốc – Thượng Hải – Singapor; phân biệt giữa đô thị sáng tạo và đô thị thông minh; cách triển khai và tiếp cận với kinh tế số: con người, chính sách, công nghệ…
PGS.TS. Trần Mai Ước, trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM trình bày tham luận với chủ đề: “Nguồn nhân lực số: Nguồn nhân lực cơ bản đảm bảo cho sự phát triển kinh tế số của Việt Nam”
TS. Nguyễn Văn Vẹn, trường Đại học Tài chính – Marketing trình bày tham luận với chủ đề: “Cơ chế, chính sách tài chính cho phát triển đô thị sáng tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh”
PGS.TS Đinh Kiệm trình bày tham luận với chủ đề: “Giáo dục Đại học trong việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực chát lượng dưới góc nhìn về vai trò đào tạo – nghiên cứu khoa học trong bối cảnh tác động của cuộc CMCN 4.0”
Qua trao đổi, các chuyên gia, nhà khoa học cũng đề xuất, khuyến nghị những chính sách cụ thể như: Xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo khuôn khổ cho phát triển kinh tế số; cải cách và số hóa các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp; khuyến khích và thúc đẩy mạnh việc thanh toán điện tử; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số; tạo cơ hội thúc đẩy phát triển các sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới, phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà, Phó bí thư Đảng ủy, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng Sản kết nối trực tuyến và chia sẻ tại tòa đàm
Bà Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh phát biểu tại Tọa đàm
TS. Phùng Ngọc Bảo - Vụ trưởng,Trưởng Cơ quan thường trực phía Nam, Tạp chí Cộng sản điều hành và phát biểu tại tọa đàm
Nguồn:
https://ufm.edu.vn/vi/tin-tuc-su-kien-08/cac-nha-khoa-hoc-hien-ke-giai-phap-phat-trien-kinh-te-so-tai-toa-dam-khoa-hoc-kinh-te-so-va-do-thi-sang-tao