Nhiều chủ đề quan trọng tại Hội thảo khoa học “Nền Kinh tế số trước bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”

08:23 - 07/12/2018

Trong chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã thể hiện quan điểm của Chính phủ là tập trung xây dựng và phát triển nền kinh tế số (Digital economy) nhằm tái cấu trúc nền kinh tế gắn với việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh.
image
Để tập hợp các ý kiến, quan điểm đa chiều về cơ hội, thách thức, gợi ý của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế làm cơ sở đề xuất các hàm ý chính sách, những giải pháp cho nền kinh tế số của Việt Nam, vai trò, tầm ảnh hưởng của các trường đại học trong vấn đề nghiên cứu và đào tạo thông qua các các hoạt động đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp, … Sáng ngày 03/12/2018, tại Cơ sở A, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã tổ chức Hội thảo khoa học Nền Kinh tế số trước bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
image
GS.TS. Nguyễn Đông Phong - Hiệu trưởng UEH phát biểu khai mạc.
Hội thảo có sự tham dự của TS.Lê Doãn Hợp - Nguyên Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông; GS.TS. Nguyễn Đông Phong - Hiệu trưởng UEH; GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng UEH, lãnh đạo các đơn vị thuộc UEH; các học giả, nghiên cứu sinh, giảng viên từ các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu trong cả nước.
image
TS. Lê Doãn Hợp - Nguyên Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông trình bày với chủ đề
“Tư duy và hành động thời công nghiệp 4.0”.
Sau phiên toàn thể, hội thảo đã diễn ra bốn phiên song song ứng với bốn nhánh chủ đề chính gồm (1) chính phủ điện tử, quản trị nguồn nhân lực, sáng tạo đổi mới và khởi nghiệp; (2) giáo dục điện tử; (3) kinh doanh điện tử, thương mại điện tử và hệ thống thông tin kinh doanh; và (4) công nghệ tài chính (FinTech).
Trong chủ đề về giáo dục điện tử liên quan đến vấn đề số hóa các hoạt động của ngành giáo dục – đào tạo; môi trường học tập thông minh (SLE) trong nền kinh tế số; giáo dục và sư phạm điện tử trong nền kinh tế số như e-learning, học tập trực tuyến (online-learning), PGS.TS. Trần Mai Ước – Chánh Văn phòng trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (BUH) đã trình bày báo cáo với chủ đề “Những yêu cầu và kỹ năng cơ bản trong quá trình giảng dạy các môn lý luận chính trị để thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0”. 
image
PGS.TS. Trần Mai Ước – Chánh Văn phòng BUH  trình bày báo cáo tham luận với chủ đề “Những yêu cầu và kỹ năng cơ bản trong quá trình giảng dạy các môn lý luận chính trị để thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0”.
Báo cáo đã đi vào phân tích và lột tả công nghiệp thế hệ 4.0 đã, đang và sẽ tiếp tục tạo ra những biến động mạnh mẽ, gây ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống con người trong thế kỷ 21 nói chung, trong đó có giáo dục đại học nói riêng. Công tác giảng dạy các môn Lý luận chính trị tại các trường đại học trong thời gian vừa qua đã giữ và đóng một vị trí quan trọng trong việc cung cấp kiến thức, thế giới quan, phương pháp luận nền tảng cho sinh viên trong quá trình ngồi trên ghế giảng đường. Thích ứng với sự thay đổi, công tác giảng dạy các môn Lý luận chính trị cũng cần có những yêu cầu, kỹ năng cơ bản trong quá trình giảng dạy các môn Lý luận chính trị để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 
image
PGS.TS. Trần Mai Ước trình bày báo cáo tham luận
Việc nhận lời mời của UEH báo cáo tại Hội thảo khoa học lần này sẽ là cơ hội cho cán bộ, viên chức Văn phòng trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (BUH) tiếp cận được với những thông tin mới, mối quan hệ hợp tác mới để phục vụ cho quá trình công tác tại đơn vị./.

Văn phòng - BUH


File đính kèm

Tên file Download